Lịch sử hình thành và phát triển của các Thương Hiệu - Branding & Marketing Vietnam

Liên hệ ngay với TIM DIGITAL 
để được tư vấn và hỗ trợ
Hành trình Google từ gara nhỏ thành đế chế công nghệ

Thương hiệu Google - Hành trình từ gara nhỏ thành đế chế công nghệ

Thương Hiệu & Marketing Việt Nam
May 9, 2024

Bạn có bao giờ thắc mắc "Nhà hàng này nằm ở đâu?" hay "Sản phẩm này có tốt không?", bạn sẽ làm gì đầu tiên? Chắc chắn là lên Google rồi! "Cái gì không biết thì tra Gu Gồ" đã trở thành thói quen bất di bất dịch của tất cả chúng ta. Muốn biết gì, chỉ cần gõ vài từ khóa trên www.google.com là xong chuyện!

Nhưng Google không chỉ dừng lại ở cỗ máy khổng lồ để tìm kiếm thông tin đâu nhé! Từ Youtube, thiết bị nhà thông minh đến cả điện thoại, tất cả đều nằm trong đế chế Google. Bí mật thành công của Google chính là "Google" – thương hiệu mà gần như ai cũng từng nghe qua và phải 1 lần trong đời sủ dụng đến. Bất cứ sản phẩm nào của Google, bạn đều yên tâm về chất lượng cực đỉnh và không phụ lòng bạn bao giờ.

Là một trong những ông lớn công nghệ, chắc hẳn thương hiệu Google cũng nổi tiếng khắp thế giới. Cùng khám phá hành trình lột xác của Google và cách thương hiệu này chinh phục thị trường công nghệ nhé!

Chuyện về Google: Từ "dự án nghiên cứu" đến "ông hoàng tìm kiếm" thống trị thế giới!

Chuyến hành trình vĩ đại của Google bắt đầu từ thời Larry Page còn là sinh viên ngành khoa học máy tính tại Đại học Stanford. Khi ấy, Larry được giao một dự án nghiên cứu về bí mật đằng sau các URL và cách chúng liên kết với nhau. Cũng trong thời gian này, Larry tình cờ gặp Sergey Brin - người sẽ trở thành bạn đồng sáng lập Google sau này.

Dự án nghiên cứu này chính là tiền thân của Backrub - cái tên đầu tiên của Google. Larry, với kỹ năng lập trình đỉnh cao, kết hợp với Sergey - thiên tài toán học, đã tạo nên thuật toán PageRank. Thuật toán này xếp hạng các trang web dựa trên mức độ quan trọng, là nền tảng cho công cụ tìm kiếm Google ra đời.

Tháng 8 năm 1996, Backrub chính thức "chào đời" trên mạng nội bộ của Stanford. Sau đó, Backrub lột xác thành Google và bắt đầu hành trình chinh phục thế giới.

Quay về hiện tại, Google thống trị thị trường tìm kiếm với hơn 90% thị phần và có tới 246 triệu người dùng chỉ tính riêng tại Mỹ. Chức năng tìm kiếm xịn sò cùng thuật toán thông minh đã biến Google thành "ông hoàng" trong lĩnh vực công nghệ!

1998: Google ra đời - "tinh thần khởi nghiệp" từ gara!

Vào năm 1998, Google chính thức chào đời với cú hích 100.000 đô từ Andy Bechtolsheim - đồng sáng lập Sun Microsystems. Đây là số vốn khởi điểm để hiện thực hóa ý tưởng triệu đô của bộ đôi Larry Page và Sergey Brin.

Chẳng cần văn phòng sang trọng, những ngày đầu Google đóng đô ngay tại... gara nhà Susan Wojcicki. Sau này, Susan không những gắn bó với Google mà còn trở thành CEO của YouTube, một đế chế khác thuộc vũ trụ Google đấy!

Ý tưởng của Larry và Sergey chinh phục Andy bởi sự bắt kịp xu hướng cực đỉnh. Khi ấy, website mọc lên như nấm, nhu cầu tìm kiếm thông tin hiệu quả cũng tăng cao. Google ra đời như một vị cứu tinh giải quyết vấn đề này, hứa hẹn sẽ phát triển cùng với mạng lưới world wide web khổng lồ.

2002: Google "cười trừ" đề nghị của Yahoo!

Đầu những năm 2000, Yahoo là anh cả thống trị làng tìm kiếm. Tuy nhiên, Google lại sở hữu công nghệ tìm kiếm “đỉnh của đỉnh" khiến Yahoo dè chừng. Thậm chí, Google còn giúp cho đối thủ bằng cách cung cấp công nghệ tìm kiếm cho Yahoo vào năm 2000.

Thế nhưng, Yahoo thâu tóm đối thủ khi đề nghị mua lại Google, với giá 3 tỷ đô. Larry và Sergey "cười trừ" cho qua chuyện vì cho rằng Google xứng đáng với mức giá ít nhất 5 tỷ đô – chính Larry và Sergey cũng không nghỉ rằng trong tương lai con số này vẫn chỉ là nhỏ bé so với tầm vóc của Thương Hiệu này. Kết quả là thương vụ bắt tay không thành.

2004: Gmail ra đời – đối thủ “không đội trời chung" của Yahoo ngậm đắng

Cũng trong khoảng thời gian này, một nhân viên Google tên Paul Buchheit không hài lòng với hệ thống email nội bộ của công ty. "Chán không chịu được", anh chàng này quyết định xắn tay áo tự xây dựng một nền tảng email mới.

Paul Buchheit sử dụng công nghệ xịn sò Ajax để tạo ra server email siêu tốc độ, giúp người dùng nhìn thấy nội dung cập nhật ngay lập tức mà không cần "mất thời gian" load lại trang.

Dự án bí mật của Paul Buchheit bắt đầu từ năm 2001 và chính thức trình làng với cái tên Gmail vào ngày 1/4/2004. Ngay từ khi ra mắt, Gmail đã hào phóng tặng người dùng dung lượng lưu trữ khủng lên đến 1GB, nhanh chóng soán ngôi Yahoo! để trở thành ông vua mới của làng email.

2006: Google "chốt deal" Youtube với giá 1.65 tỷ đô

Sau khi từ chối lời đề nghị bèo bọt từ Yahoo, Google tung hoành thị trường với thương vụ mua lại Youtube - "ông vua" video đình đám lúc bấy giờ - với giá 1.65 tỷ đô. Đương nhiên, 2 ông lớn thời điểm đó là Yahoo và Microsoft cũng thèm muốn Youtube nhưng chịu thua trước độ chịu chi của Google.

Thương vụ này đánh dấu bước ngoặt lớn, giúp Google bành trướng sang lĩnh vực video, còn Youtube được dựa hơi hệ sinh thái siêu khủng của Google để phát triển. Nói chung là "nắm tay nhau trên đường đi đến thành công"!

2007: Google thâu tóm DoubleClick - làm chủ cả thế giới quảng cáo!

Chưa dừng lại ở đó, Google tiếp tục tích lũy sức mạnh bằng loạt thương vụ bắt tay các công ty khác. Tháng 4 năm 2007, Google tiến quân vào lĩnh vực quảng cáo online với thương vụ mua lại DoubleClick.

Trước đó, Google đã ấp ủ tham vọng thống trị ngành quảng cáo thông qua sản phẩm AdWords. Giờ đây, với DoubleClick trong tay, Google chính thức trở thành ông trùm của thị trường search engine marketing, bỏ xa các đối thủ trên con đường!

2008: Google ra mắt điện thoại Android - Đế chế iPhone bị báo động

Nhắc đến smartphone, ngày xưa người ta chỉ nghĩ ngay đến iPhone. Nhưng mọi chuyện đã thay đổi khi Google quyết định nhảy vào cuộc chơi với hệ điều hành Android vào tháng 9 năm 2008. Sự xuất hiện của Android khiến các fan nhà Táo cũng phải xiêu lòng.

Chỉ với 50 triệu đô, Google đã mở ra cánh cửa cho một đế chế mới. Ngày nay, hơn 1 tỷ người dùng smartphone trên thế giới đã chọn Android thay vì iPhone. Có thể nói, Android chính là át chủ bài giúp Google cạnh tranh sòng phẳng sự thống trị của Apple iPhone!

Google: Không phải lúc nào cũng suôn sẻ, nhưng luôn tiến về phía trước

Là ông lớn công nghệ, Google cũng không tránh khỏi những phốt và drama trên chiến trường công nghệ. Tuy nhiên, điều đáng khâm phục là Google luôn biết cách vượt qua mọi thử thách.

Một ví dụ điển hình là thương vụ đầu tư sai lầm vào Motorola Mobile năm 2013. Mặc dù đó là 1 điểm tối trong quá trình phát triển,  nhưng Google vẫn kiên trì bền bỉ, không ngừng học hỏi từ những sai lầm.

Chính nền tảng vững chắc và thương hiệu uy tín đã giúp Google vượt qua mọi khó khăn. Dù có gặp phải bất trắc gì đi chăng nữa, người dùng vẫn luôn tin tưởng và đồng hành cùng Google.

Google ngày nay: Ông trùm xu hướng và dồn quân cho AI

Mặc dù chỉ mới thành lập chưa đến 25 năm, Google đã trở thành người dẫn đầu trong ngành công nghệ và liên tục thiết lập tiêu chuẩn cho Trí tuệ Nhân tạo (AI).

Các phòng nghiên cứu và phát triển AI của Google liên tục cho ra đời những "siêu phẩm" công nghệ. Từ xe tự lái, kính 3D thông minh đến bản đồ Google Maps siêu đỉnh, các dự án giáo dục, tìm kiếm bằng giọng nói,... tất cả đều mang đậm dấu ấn đột phá của Google.

Với gần 250 triệu người dùng chỉ tính riêng tại Mỹ và công ty mẹ Alphabet Inc. - ông lớn Google hứa hẹn sẽ còn bùng nổ hơn nữa trong tương lai.

Google: bài học chiều lòng người dùng

Hành trình của thương hiệu Google là minh chứng cho sức mạnh của ý chí, sự sáng tạo và niềm đam mê. Từ "gara nhỏ", Google đã vươn lên thành "đế chế" công nghệ hùng mạnh, truyền cảm hứng cho những start-up trên thế giới.

Google luôn chú trọng xây dựng thương hiệu uy tín, lấy người dùng làm trọng tâm. Với chiến lược dám nghĩ, dám làm, liên tục lột xác để bắt kịp xu hướng và đáp ứng nhu cầu thị trường.

Dù đã gặt hái được vô số thành công, Google không hề "ngủ quên trên chiến thắng". Họ luôn học hỏi từ những sai lầm, không ngừng đổi mới và sáng tạo để mang đến những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho người dùng. Có thể nói, Google chính là minh chứng cho câu nói: "Sức mạnh và giá trị của Thương Hiệu mới chính là thứ tồn tại trong tâm trí của người tiêu dùng."

Back to Blog
linkedin facebook pinterest youtube rss twitter instagram facebook-blank rss-blank linkedin-blank pinterest youtube twitter instagram