Lịch sử hình thành và phát triển của các Thương Hiệu - Branding & Marketing Vietnam

Liên hệ ngay với TIM DIGITAL 
để được tư vấn và hỗ trợ
Sơ lược về Thương Hiệu

Sơ lược về Thương Hiệu – quá trình phát triển và vì sao Thương Hiệu rất quan trọng

Thương Hiệu & Marketing Việt Nam
May 7, 2024

Tại sao mọi người thường nói "Lên Google đi" thay vì "lên Yahoo đi" để chỉ việc tìm kiếm thông tin trên Internet?

Cũng giống như cụm từ "Đi Honda" thường được sử dụng để chỉ việc di chuyển bằng xe 2 bánh tại Việt Nam. Thương hiệu không chỉ đơn thuần là biểu tượng, tên gọi, hay sản phẩm của một công ty. Thương hiệu là cách mà sản phẩm được nhận diện và ghi dấu trong tâm trí người tiêu dùng.

Trong bài viết này, hãy cùng khám phá ý nghĩa thực sự và những điều mà từ 'thương hiệu' đại diện.

Khái niệm Xây Dựng Thương Hiệu có từ bao giờ?

Khái niệm về thương hiệu này có từ hơn 7,000 năm trước. Các nghệ nhân ở Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp, La Mã và Mesopotamia đã sử dụng cách khắc nổi biểu tượng của họ lên các sản phẩm để phân biệt với những sản phẩm của người khác. Vài thế kỷ sau ở Thung lũng Indus, họ đã sử dụng thuật ngữ brandr (“to burn” - có nghĩa là 'đốt') để chỉ việc đánh dấu những gia súc thuộc quyền sở hữu của họ.

Sau đó, những biểu tượng này đã trở thành các dấu hiệu đặc trưng và đã phát triển thành thương hiệu cá nhân qua chữ ký độc đáo của các họa sĩ trong giai đoạn Phục Hưng.

Tuy nhiên, sự thay đổi lớn nhất xảy ra trong thời kỳ Cách mạng Công Nghiệp – sự hình thành và phát triển của hàng loạt những thương hiệu. Thời kỳ đó, người tiêu dùng thường mua sản phẩm địa phương từ các thương nhân - hàng hóa thường không có cùng chất lượng hay những những đặc điểm khác biệt, hấp dẫn để phân biệt. Vì vậy, các nhà máy đã dùng một chiến thuật từ các nhà sản xuất rượu vang bằng cách đánh dấu Logo lên các thùng được sử dụng để vận chuyển hàng hóa của họ.

Ngay sau đó, họ cũng bắt đầu tạo những biểu tượng riêng trên các sản phẩm, mở đường cho các thương hiệu nổi tiếng đến tận ngày nay như Coca-Cola, Kellogs (ngũ cốc ăn sáng), Campbell (súp đóng hợp)... Vào cuối thế kỷ 19, các công ty cần có cách để bảo vệ những khoản đầu tư cho thương hiệu của họ, tránh những đối thủ cạnh tranh sao chép.

Vào năm 1875, Đạo luật Đăng ký Thương hiệu đã được giới thiệu. Thời điểm này, việc xây dựng thương hiệu không chỉ là một chiến lược kinh doanh; các ông chủ xem Thương Hiệu là thứ họ có thể sở hữu.

Khi càng nhiều thương hiệu gia nhập thị trường, James Walter Thompson đã có một ý tưởng tuyệt vời: thành lập một bộ phận sáng tạo để thiết kế quảng cáo cho khách hàng. Ông đã hợp tác cùng với The Thompson Blue và Red Books giải thích khái niệm quảng cáo thương hiệu vào năm 1901. Đây được xem là nỗ lực đầu tiên trong việc định nghĩa những gì chúng ta gọi là thương hiệu.

Các doanh nghiệp bắt đầu giới thiệu khẩu hiệu, linh vật và nhạc radio để quảng bá thương hiệu của họ, bên cạnh những sản phẩm của họ. Vào năm 1941, đồng hồ Bulova đã phát hành 1 đoạn quảng cáo trên truyền hình đầu tiên. Đến năm 1952, doanh thu quảng cáo truyền hình vượt qua doanh thu quảng cáo trên tạp chí và radio, mở đầu cho kỷ nguyên quảng cáo "Mad Men".

Vào khoảng thời gian này, một số tập đoàn tiêu dùng hàng đầu bao gồm Procter & Gamble, General Foods và Unilever, đã phát triển khái niệm quản lý thương hiệu, còn gọi "tiếp thị" (Marketing).

Các ông chủ khi đó nhận ra thương hiệu không chỉ là việc đặt logo lên một sản phẩm. Họ cần suy nghĩ  sâu đến chiến lược và tạo nên cá tính riêng cho thương hiệu. Nếu như quảng cáo trước đó dùng để giới thiệu sản phẩm hoặc hình ảnh  khách hàng sử dụng sản phẩm, bấy giờ quảng cáo là dùng để kể câu chuyện về thương hiệu của họ.

Trong vài thập kỷ tiếp theo, người tiêu dùng, những người trước đó chưa bao giờ suy nghĩ nhiều về việc họ chọn mua loại ngũ cốc nào, đã trở nên rất ý thức về thương hiệu. Trong kỷ nguyên này, công thức thành công rất rõ ràng: chi tiêu nhiều tiền + quảng cáo tốt = doanh số bán hàng tăng vọt. Các ông chủ  đã bước vào môi trường “Pay to Win” – dùng tiền đè bẹp đối thủ.

@lichsuthuonghieu 1984: Apple tái định nghĩa Thương Hiệu với quảng cáo tại Super Bowl đầy cảm xúc! #thuonghieu #marketing #lichsuthuonghieu ♬ original sound - Nooby Làm Video Ngắn - Thương Hiệu &Marketing Vietnam

Vào năm 1984,  Apple đã thay đổi mọi thứ chúng ta biết về thương hiệu. Trong một video Quảng cáo tại sự kiệnSuper Bowl, Apple đã truyền đến khách hàng một câu chuyện đầy cảm xúc và tạo được hiệu ứng cực kỳ thành công. Người xem được xem giới thiệu về máy tính Macintosh - nhưng không phải là nội dung toàn bộ của video quảng cáo. Apple đã dùng video để nói về thương hiệu của mình và hướng về cảm nhận của người xem về thương hiệu máy tính.

Bài học vượt thời gian từ Lịch sử Thương hiệu

Chúng ta có thể học được hai điều từ lịch sử Xây Dựng Thương Hiệu: sự phát triển nhanh chóng và cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Ngày nay, số lượng những thương hiệu lâu đời và những thương hiệu non trẻ bùng nổ qua từng năm. Và chất lượng sản phẩm và dịch vụ đều tương tự nhau. Kết quả là, cách tìm hiểu và xây dựng chiến lược cho một thương hiệu mạnh đã thay đổi. Những người làm Thương Hiệu không thể chỉ dựa vào một slogan, một bài viết quảng cáo hoặc một chiến dịch tiếp thị để tạo nên một Thương Hiệu bền vững.

Giá trị của một thương hiệu giờ đây là tổng hợp các yếu tố mà những người đứng đầu đặt hết tâm huyết kể từ khi doanh nghiệp hình thành. Đó là những câu chuyện, thông điệp kết nối, lịch sử phát triển, giá trị sản phẩm, những con người đã và đang đồng hành cùng doanh nghiệp  - tất cả tạo ra cảm xúc và bản sắc của một doanh nghiệp.

Sự thành công trong kinh doanh không phải lúc nào cũng bền vững, thách thức và rào cản là điều không thể tránh khỏi nhưng cũng không kéo dài mãi mãi.  Sức mạnh và giá trị của Thương Hiệu mới chính là thứ tồn tại trong tâm trí của người tiêu dùng.

Back to Blog
linkedin facebook pinterest youtube rss twitter instagram facebook-blank rss-blank linkedin-blank pinterest youtube twitter instagram