Lịch sử hình thành và phát triển của các Thương Hiệu - Branding & Marketing Vietnam

Liên hệ ngay với TIM DIGITAL 
để được tư vấn và hỗ trợ
7 thất bại kinh điển trong lịch sử công nghệ

7 thất bại kinh điển trong lịch sử công nghệ - phần 1

Thương Hiệu & Marketing Việt Nam
June 17, 2024

Apple, Amazon, Tesla... Chúng ta thường "ca tụng" sự sáng tạo của những gã khổng lồ công nghệ này, đến mức quên mất rằng chỉ cần một quyết định chiến lược sai lầm thôi cũng đủ khiến họ gục ngã không thể gượng dậy.

Trong quá khứ, đã có vô số những câu chuyện như thế. Hãy cùng khám phá 7 câu chuyện đắt giá và bài học quý báu mà chúng ta có thể rút ra từ những thất bại đầy bất ngờ này

Quibi – Bán những thứ phù hợp nhất, đừng bán những thứ tốt nhất

Quibi - ứng dụng giải trí đình đám một thời với những video nội dung "nhanh và ngắn" trong 10 phút, dành cho các thiết bị di động. Tên gọi Quibi - viết tắt của "quick bites" - đã khẳng định sứ mệnh của ứng dụng: mang đến những phút giây giải trí nhanh chóng, ngắn gọn và tiện lợi.

Chỉ 6 tháng sau khi ra mắt với số vốn khủng 1.7 tỷ USD, Quibi đã kết thúc hành trình đầy đáng tiếc.

Sai lầm thứ nhất: Sản phẩm không bắt kịp thị hiếu

Bài học 1 – Quibi – Bán những thứ phù hợp nhất, đừng bán những thứ tốt nhất
Bán những thứ phù hợp nhất, đừng bán những thứ tốt nhất

Mặc dù đánh đúng vào xu hướng "ngắn gọn, tiện lợi" của giới trẻ, Quibi lại lơ là nhu cầu thực tế của người dùng. Nội dung nhàm chán, thiếu sự sáng tạo khiến Quibi trở nên bình thường so với các nền tảng miễn phí như Youtube hay TikTok.

"Nội dung nhàm chán, không có gì đặc biệt. Nếu muốn xem về người nổi tiếng, tôi có thể dễ dàng tìm kiếm trên trang mạng xã hội của họ, hoàn toàn miễn phí. Vậy tại sao phải trả tiền cho Quibi?".

Lời chia sẻ của ông Daniel D'Addario - nhà phê bình truyền hình tại Variety đã nói lên tất cả.

 Sai lầm thứ hai: Lãnh đạo ảo tưởng, đánh giá sai thị trường

Quibi đặt cược vào sự hợp tác với những ngôi sao hạng A với hy vọng thu hút người xem. Tuy nhiên, họ lại ngó lơ sức hút của các Youtuber/Tiktoker - những nhà sáng tạo nội dung đã khẳng định vị thế trên mạng xã hội.

Thêm vào đó, việc định giá cao cho dịch vụ của mình khiến Quibi càng trở nên khó tiếp cận với người dùng. Đặc biệt trong giai đoạn đại dịch, khi mọi người ưu tiên giải trí miễn phí tại nhà, Quibi vẫn cố chấp giữ vững lập trường, bỏ lỡ cơ hội thích nghi và thay đổi.

Sai lầm thứ ba: Hạn chế lan tỏa nội dung

Quibi cấm người dùng "chụp màn hình" nội dung để chia sẻ lên mạng xã hội - một sai lầm nghiêm trọng trong thời đại công nghệ bùng nổ. Chính điều này đã bóp nghẹt khả năng lan truyền và thu hút người dùng của Quibi.

Sự kết hợp của những nhà sáng lập tài ba (Meg Whitman - cựu CEO Ebay và Jeffrey Katzenberg - nhà sáng lập DreamWorks) và dàn sao hạng A không thể đảm bảo thành công. Bài học rút ra là: Hãy luôn lắng nghe nhu cầu thị trường, tạo ra sản phẩm phù hợp và biết cách thích nghi trước những biến động.

Hãy nhớ: Người dùng cần những dịch vụ "đúng ý", chứ không phải "ý tưởng cao cấp"

MoviePass – Chơi “đẹp”với mọi người, mọi người sẽ “tốt” với bạn

Làng điện ảnh từng dậy sóng với MoviePass - gã khổng lồ hứa hẹn sẽ thay đổi bộ mặt ngành công nghiệp Hollywood. Ý tưởng của họ nghe hấp dẫn đến khó tin: chỉ 50 đô la mỗi tháng, mỗi ngày bạn sẽ xem được một bộ phim mới, bất cứ lúc nào, ở bất kỳ rạp nào!

Ý tưởng này lấy cảm hứng từ mô hình phòng gym, nơi người ít tập bù doanh thu cho người tập nhiều. Vấn đề là, số lượng người “lười tập" ngày càng tăng, còn "mọt phim" thì chẳng bao giờ từ bỏ niềm đam mê cháy bỏng của mình.

Sai lầm thứ nhất: Không tôn trọng người nhà

Chơi “đẹp” với mọi người, mọi người sẽ “tốt” với bạn
Chơi “đẹp” với mọi người, mọi người sẽ “tốt” với bạn

Năm 2017, Spikes(founder) bán MoviePass cho Helios and Matheson Analytics, công ty này đã giảm giá thuê bao xuống còn 9,95 đô la một tháng. Mức giá “rẻ mạt” này trở thành vấn đề tranh cãi và Spikes bị sa thải bằng 1 email vào tháng 1 năm 2018.

Chỉ trong vòng 12 tháng, số lượng người đăng ký đã tăng từ 20.000 khách hàng lên 3 triệu. Các nhà quản lý, dẫn đầu bởi CEO Mitch Lowe, tin rằng họ sẽ hòa vốn khi đạt 5 triệu người đăng ký. Nhưng điều đó đã không bao giờ xảy ra. Helios and Matheson nộp đơn xin phá sản vào tháng 1 năm 2020.

Sai lầm thứ hai: Quá tự tin vào khả năng

Hợp tác với Helios and Matheson Analytics, MoviePass đã giảm giá dịch vụ xuống thấp để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của mình – từ đó làm nền tảng để thuyết phục các ông lớn trong ngành phải thay đổi theo ý tưởng của họ. Họ muốn Hollywood thay đổi cách vận hành – từ sản xuất, phân phối, đến chia sẻ doanh thu với các rạp chiếu phim. Nhưng cuối cùng, gã khổng lồ Hollywood đã dạy cho MoviePass một bài học nhớ đời: đừng mong bẻ cong luật chơi.

Sai lầm thứ ba: Biến đối tác thành đối thủ

MoviePass ra điều kiện với các rạp chiếu phim: giảm giá vé và chia sẻ doanh thu bán đồ ăn nhẹ. Nếu thành công, MoviePass sẽ trở thành ông lớn quyền lực trong hệ sinh thái Hollywood. Nhưng AMC Theatres - ông trùm sở hữu các rạp chiếu phim không bị thuyết phục bởi kế hoạch này. Họ cho rằng MoviePass chưa đủ tầm để ra quyết định. Sau đó, AMC Theatres còn tung ra dịch vụ xem phim của riêng mình để chặn đứng tham vọng của MoviePass.

Kể từ đó, mọi chuyện đổ dốc không phanh. MoviePass chính thức khai tử vào năm 2019, trở thành bài học đắt giá cho những kẻ ảo tưởng.

Hãy nhớ: Biết cách chơi đẹp với người nhà, đối tác và khách hàng của mình, họ sẽ “tốt” lại với bạn.

Phần 2 – Yahoo và Kodak

Back to Blog
linkedin facebook pinterest youtube rss twitter instagram facebook-blank rss-blank linkedin-blank pinterest youtube twitter instagram