Lịch sử hình thành và phát triển của các Thương Hiệu - Branding & Marketing Vietnam

Liên hệ ngay với TIM DIGITAL 
để được tư vấn và hỗ trợ
Logo Pringles biểu tượng ông già đang tươi cười với bạn

Thương hiệu Pringles – đơn giản để không lẫn lộn với các đối thủ

Thương Hiệu & Marketing Việt Nam
May 30, 2024

Bánh snack khoai tây chiên, món ăn không thể thiếu của các tín đồ sành ăn vặt, đã xuất hiện từ cả trăm năm trước và luôn được yêu thích bởi hương vị thơm ngon, giòn tan. Tuy nhiên, điểm trừ lớn nhất của món ăn này chính là sự "mong manh dễ vỡ", đặc biệt khi bảo quản và vận chuyển trong môi trường quân đội. Và thế là, Bộ phận Hậu cần của Quân đội Mỹ đã bắt tay hợp tác với Bộ Nông nghiệp Mỹ để nghiên cứu và phát triển công thức bánh snack "đủ mềm để không nát, đủ giòn để bùng nổ". Pringles chính là một trong những thương hiệu đầu tiên mang sản phẩm này đến với người tiêu dùng trên thị trường.

Từ khi ra đời, Pringles đã luôn được các tín đồ ăn vặt yêu thích. Không chỉ bởi hình dáng độc đáo khác biệt so với các loại snack khác, mà còn bởi niềm vui khó tả khi bạn nhìn thấy biểu tượng đang tươi cười với bạn - ông già Pringles - trên hộp bánh.

Giống như bất kỳ thương hiệu nào, Pringles cũng có câu chuyện riêng của mình. Một câu chuyện đầy thú vị, từ những bước đi đầu tiên cho đến khi trở thành ông vua bánh snack được biết đến rộng rãi nhất trên thế giới. Hãy cùng khám phá lịch sử Pringles và hành trình huyền thoại của thương hiệu này nhé.

Pringles – quyết tâm không trở nên “dễ vỡ”

Mặc dù phải đến tận năm 1968, bánh snack Pringles mới chính thức ra mắt công chúng, nhưng hành trình phát triển sản phẩm đã bắt đầu gần 10 năm trước đó. Khác với những loại bánh snack khoai tây thông thường, Pringles chỉ chứa 40% khoai tây. Để giữ được hình dạng, độ giòn và hương vị, công thức của họ là trộn khoai tây với bột mì, tinh bột, dầu thực vật và chất nhũ tương. Cách làm này tuy gây ra một chút tranh cãi nho nhỏ, nhưng chẳng thể phủ nhận được sự thật là Pringles đã trở thành món bánh snack gắn liền với tuổi thơ của nhiều người, và cho đến tận bây giờ, chúng ta vẫn mê mẩn hương vị của nó.

Và người hùng đứng sau sự ra đời của món bánh snack huyền thoại này chính là Alexander Liepa, một nhà hóa học tài ba của Procter & Gamble. Ông đã tạo ra những miếng bánh hình yên ngựa với hương vị không hề thua kém các đối thủ. Điểm đặc biệt là Pringles không bị nhiều dầu mỡ và cũng không “mong manh dễ vỡ” như những sản phẩm khác trên thị trường.

Một điểm cộng nữa cho Pringles là họ không vội vã tung sản phẩm ra thị trường. Sau khi Alexander phát triển được loại bánh snack này, phải đến năm 1968, Pringles mới chính thức chào đời với một chiến lược marketing, tên thương hiệu và thiết kế được lên kế hoạch tỉ mỉ. Và đó chính là một chiến lược marketing thành công, bởi cho đến ngày nay, Pringles là một thương hiệu mà bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng nhận ra.

1956: Ý tưởng về Pringles ra đời

Logo Pringles 1967-1986
Logo Pringles 1967-1986

Trước Pringles, bánh snack khoai tây thường bị chê là nhiềudầu mỡ và dễ nát. Vào năm 1956, Procter & Gamble quyết tâm tìm công thức mới phục vụ cho các tín đồ sành ăn vặt. Vậy là họ giao phó trọng trách này cho Frederic J. Bauer, một nhà hóa học tài ba.

1965: Những ngày đầu của Pringles

Mất gần 10 năm để biến ý tưởng thành hiện thực, Bauer là người tạo ra hình dáng yên ngựa độc đáo của bánh snack Pringles mà chúng ta yêu thích ngày nay. Tuy nhiên, công thức ban đầu của ông lại chưa thực sự chinh phục được khẩu vị của các tín đồ sành ăn.

Mặc dù vậy, Bauer vẫn xứng đáng được ghi nhận công lao khi phát minh ra hộp đựng hình ống - bao bì đặc trưng của Pringles cho đến tận bây giờ. Thiết kế này giúp cho bánh snack không bị bể nát khi vận chuyển đến tay người tiêu dùng.

1968: Pringles chính thức có chỗ trên các kệ hàng

Alexander Liepa, một nhà nghiên cứu khác của Procter và Gamble, là người tạo nên hương vị thơm ngon đặc trưng của Pringles, vì vậy tên của ông xuất hiện trên bằng sáng chế thay vì Bauer.

Vào năm 1968, Pringles chính thức được bán ra tại Indiana và nhanh chóng phủ sóng khắp nước Mỹ. Từ đó, hành trình chinh phục vị giác của các tín đồ sành ăn vặt trên toàn thế giới của Pringles bắt đầu.

1980-1990: Pringles bùng nổ và thống trị các siêu thị

Logo Pringles 1986-1996
Logo Pringles 1986-1996

Những năm 80 chứng kiến bước ngoặt của Pringles. Chiến dịch marketing “Fever for the Flavor of Pringles” kết hợp với những quảng cáo trên truyền hình với sự tham gia của tài tử Brad Pitt đã giúp Pringles bùng nổ doanh số. Làn sóng hâm mộ Pringles cuồn cuộn kéo đến, đến lúc thương hiệu Pringles phải phát triển cho thời đại mới.

1991: Pringles vươn tầm quốc tế

Logo Pringles 1996-2002
Logo Pringles 1996-2002

Sau thành công vang dội tại Mỹ, Pringles không dừng lại mà tiếp tục chinh chiến thị trường quốc tế. Đây cũng là năm ra đời những slogan siêu sốt -" Once you pop, the fun don’t stop" và "Once you pop, you can't stop" – kéo dài suốt 25 năm. Đến năm 1995, Pringles đã có mặt tại châu Âu, Nam Mỹ và châu Á. Để chiều lòng tín đồ sành ăn trên thế giới, Pringles tung ra loạt hương vị độc đáo như Mùi cocktail tôm, Rong biển, Jambon Serrano và Việt Quất.

2008: Lời tri ân đến Frederic J. Bauer

Logo Pringles 2002-2009
Logo Pringles 2002-2009

Mặc dù Bauer không được ghi nhận sáng tạo ra hương vị khoai tây, mà chỉ có hộp đựng, nhưng ông chính là người đặt nền móng cho hộp bánh đặc trưng của thương hiệu Pringles ngày nay. Để bày tỏ sự tôn trọng với những đóng góp của ông, gia đình đã an nghỉ tro cốt của Bauer trong một hộp Pringles - đúng như thiết kế ông tạo từ nhiều năm trước.

2013: Pringles giữ sức hút với những chiêu “hack” viral

Logo Pringles 2009-2020
Logo Pringles 2009-2020

Gần 50 năm trôi qua mà sức hút của Pringles vẫn chẳng hề giảm! Năm 2013, cả thế giới dậy sóng với những  chiêu "hack" Pringles siêu đỉnh. Mọi người đua nhau chia sẻ video về tuyệt chiêu dùng 1 tờ giấy để lấy hết bánh snack trong hộp ra chỉ trong một nốt nhạc. Sau đó, cộng đồng mạng lại được phen dậy sóng với video xếp các miếng snack Pringles thành vòng tròn siêu vững, thách thức cả lực hấp dẫn.

Pringles - Chặng đường không toàn màu hồng

Pringles Mind Popping
Pringles Mind Popping

Pringles cũng gặp phải vài scandal trên thị trường. Lần đầu tiên vào năm 1975, các đối thủ cạnh tranh cho rằng vì Pringles không hoàn toàn làm từ khoai tây nên không được gọi là "chips". Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã ra phán quyết khiến Pringles buộc phải đổi tên gọi sản phẩm thành "crisps" (khoai tây giòn) cho chính xác.

Vào năm 2008, sự việc tương tự lại xảy ra ở London. Tòa án London cũng cho rằng Pringles không thực sự là "crisps". Nhưng lần này, Procter & Gamble đã chiến đấu thành công và giành chiến thắng, bảo vệ danh dự cho thương hiệu của mình.

Thương vụ đưa Pringles về nhà Kellogg's

Logo Pringles 2020 - hiện nay
Logo Pringles 2020 - hiện nay

Năm 2011, Proctor & Gamble đã chào bán Pringles cho Diamond Foods (California) với giá 2,35 tỷ đô la. Thương vụ này có thể giúp Diamond Foods tăng gấp 3 lần. Tuy nhiên, cái duyên không đến, thương vụ không thành công và Diamond Foods đành ngậm ngùi nhìn cơ hội vàng trôi qua.

Thế chỗ Diamond Foods, Kellogg's đã ra giá 2,695 tỷ đô la để rước Pringles về nhà vào năm 2012. Đây là một nước cờ trong chiến lược mở rộng thị trường quốc tế của Kellogg's. Nhờ thương vụ này, Kellogg's đã trở thành ông lớn thứ 2 trong ngành snack trên toàn cầu.

Hiện nay, Pringles sở hữu 5 nhà máy sản xuất trên toàn thế giới, vươn xa tầm quốc tế. Các nhà máy này đặt tại Tennessee (Mỹ), Bỉ, Malaysia, Ba Lan và Trung Quốc.

Pringles – đơn giản để không lẫn lộn với các đối thủ

Cái tên Pringles ra đời như thế nào? Theo một giai thoại thì đội ngũ marketing của Pringles đã lật đặt tên thương hiệu bằng các tìm kiếm “Những Trang Vàng”. Họ tìm thấy một địa danh là Pringle Drive ở Ohio. Ông chủ cùng đội ngũ nhân viên đã phải lòng cái tên Pringles ngay từ cái nhìn đầu tiên, và đó chính là lý do thương hiệu này mang tên như hiện tại.

Trải qua bao thay đổi của logo Pringles, điều luôn giữ ấn tượng đối với khách hàng chính đến cảm giác vui vẻ và thích thú. Biểu tượng của thương hiệu - ông già Pringles - xuất hiện ngay từ logo đầu tiên và đồng hành cùng Pringles cho đến tận ngày nay. Nhưng ít ai biết rằng, đằng sau nụ cười ấy lại ẩn chứa một câu chuyện thú vị: ông già Pringles chỉ là một “ông già” làm bánh vui tính của họ.

Suốt nhiều thập kỷ, thương hiệu bánh snack khoai tây Pringles luôn dễ nhớ và không thể trộn lẫn với các đối thủ cạnh tranh hay các thương hiệu khác. Bây giờ ra siêu thị, bạn vẫn dễ dàng tìm thấy những hộp Pringles quen thuộc trên gian hàng của các siêu thị. Mặc dù thương hiệu và công thức chế biến huyền thoại này không thay đổi nhiều theo năm tháng, thì Pringles vẫn không ngừng phát triển. Yếu tố cốt lõi – luôn đảm bảo về chất lượng và an toàn của sản phẩm - là cách thương hiệu tập trung thu hút sự chú ý của người tiêu dùng bất kể họ thuộc thế hệ nào.

Back to Blog
linkedin facebook pinterest youtube rss twitter instagram facebook-blank rss-blank linkedin-blank pinterest youtube twitter instagram